Vấn đề xã hội và pháp lý Thả rông ngực

Nhiều phụ nữ cho rằng thả rông ngực là quyền cá nhân của phụ nữ, được tự do phô bày cơ thể mà không phải lo sự phán xét của người khác.[21] Tại một số nước trên thế giới, như Việt Nam, thả ngực rông là một vấn đề tế nhị nhưng hầu như chỉ là vấn đề gia đình và xã hội thông thường.[22] Trong thế giới phương Tây các hành vi này đã không dừng lại như một vấn đề xã hội mà đã phát triển thành các phong trào xã hội - chính trị như tự do lộ ngực, tự do núm vú và một số ngày đã trở thành sự kiện thường niên, như Go Topless Day.

Tại Mỹ vào năm 1992, chính quyền thành phố New York ở miền Đông nước này thông qua một phán quyết cho phép để ngực trần nơi công cộng miễn sao không gây rối trật tự công cộng. Sở Cảnh sát New York đã xác nhận cảnh sát không được lập biên bản hay bất kỳ hình thức trừng phạt nào liên quan việc để ngực trần.[23] Vào tháng 7 năm 2015, tại Canada, ba phụ nữ cởi trần đạp xe đạp dạo phố đã bị cảnh sát bắt. Vào tháng 8 sau đó, hằng trăm phụ nữ của thành phố khu vực Waterloo, tỉnh Ontario đã biểu tình đòi quyền thả rông bằng việc ngực trần.[24]

Tháng 12 năm 2012, người mẫu Võ Hoàng Yến bị Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch TP.HCM triệu tập vì mặc đồ thả rông ngực trong chương trình thời trang "Đam mê và hội tụ". Người mẫu này đã ăn mặc khác so với chương trình được thẩm định và được cho phép. Việc thả rông bị xem là trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.[25]

Vào tháng 9 năm 2020, tại Pháp bùng nổ các cuộc tranh luận trên truyền thông và mạng xã hội về việc để ngực trần. Một số vụ xảy ra tại bãi biển và tranh cãi bắt đầu khi các phụ nữ chống đối yêu cầu che ngực của cảnh sát. Các nhà chức trách đã xác nhận rằng không có quy định nào cấm để ngực trần. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp là Gérald Darmanin, đã lên tiếng trên Twitter bảo vệ quyền phụ nữ được mặc hay không mặc áo ngực tùy ý.[26]

Trong Thế giới Hồi giáo, phụ nữ phải tuân thủ việc ăn mặc vô cùng nghiêm khắc, kín đáo, bao gồm cả khăn trùm đầu trong trang phục Hồi giáo. Điều này được xem là quy tắc xã hội, là đạo đức căn bản của mọi công dân. Vào tháng 7 năm 2019, một cô gái Iran bị bắt vì không mặc áo ngực, sau khi trình bày vấn đề sức khỏe của bản thân do bệnh u xơ nang, việc dùng thuốc khiến cô đau đớn vùng ngực. Cảnh sát bắt cô phải viết cam kết không tái phạm trước khi được thả tự do.[27]

Tại Đức, các chủ sử dụng lao động của các công ty được phép sa thải nhân viên nữ không tuân thủ các yêu cầu về trang phục, bao gồm việc không được để ngực trần khi đi làm.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thả rông ngực http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/TD/td/in... https://thanhnien.vn/tha-rong-giup-nguc-san-chac-h... https://nld.com.vn/giai-tri/lai-ro-trao-luu-that-d... https://vietnamnet.vn/tha-rong-khi-o-nha-loi-bao-n... https://vnexpress.net/ly-do-phai-dep-nen-tha-rong-... https://cand.com.vn/den-do-do/Ro-mot-tha-rong-vong... https://baoquangninh.vn/dung-mang-suy-nghi-phu-nu-... https://dantri.com.vn/du-lich/phu-nu-phap-duoc-bao... https://vtc.vn/nu-mc-luon-tha-rong-de-nguc-tran-da... https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-mau-co-nen...